Cao răng thực chất là những cặn cứng của muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô cùng với sự lắng đọng của huyết thanh tạo nên. Những mảng bám màu vàng trên thân răng và quanh cổ răng là cao răng mà mắt thường có thể nhận biết được, tuy nhiên sự xuất hiện của cao răng nằm sâu dưới nướu thì bạn khó có thể quan sát được và cần có chuyên môn của nha sỹ mới có thể nhận biết và làm sạch được.
Tác dụng của việc lấy cao răng là gì?
Tác dụng của việc lấy cao răng là gì?
Sự tồn tại của cao răng chứa nhiều vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở nướu và quanh răng. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cao răng là nguồn gốc dẫn đến các bệnh như viêm nướu với các biểu hiện chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể ê buốt khi ăn uống, gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương, nặng hơn có thể khiến răng lung lay và rụng, thậm chí còn gây áp xe xương ổ răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng, các bệnh niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng…
>>>
ba bau co duoc lay cao rangVề bản chất, tác dụng của lấy cao răng là giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế tối đa những bệnh lý răng miệng, giúp bảo vệ chân răng. Một khi các mảng cao răng được loại bỏ, sẽ không còn chỗ cho vi khuẩn trú ẩn, vì vậy sẽ phòng ngừa được bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Khi phần cao răng chứa vi khuẩn được loại bỏ thì phần nướu cũng sẽ khỏe mạnh hơn, ôm sát khít chân răng và giảm tình trạng chảy máu chân răng mùi hôi của hơi thở…
Do đó, 4-6 tháng/lần bạn nên đi thăm khám răng miệng và lấy cao răng. Việc lấy cao răng định kỳ này sẽ giúp loại bỏ 90% nguy cơ các bệnh lý răng miệng.
Trước kia, việc lấy cao răng được tiến hành với các dụng cụ cầm tay nên ít nhiều sẽ tác động đến nướu và gây chảy máu chân răng, ê buốt. Hiện nay, lấy cao răng siêu âm đang là công nghệ hiện đại nhất giúp loại bỏ hoàn toàn cao răng tồn tại trên thân răng và dưới nướu. Công nghệ mới lấy cao răng bằng sóng siêu âm chỉ tác động làm bong bật các mảng bám cao răng mà không tác động đến nướu, do đó không gây chảy máu chân răng hoặc ê buốt.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét