Trên thực tế, những phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng rất cao do lượng can xi trong cơ thể thay đổi liên tục.
Trong quá trình mang thai, sự gia tăng số lượng nội tiết tố trong cơ thể làm cho răng và nướu răng dễ bị nhiễm khuẩn. Các hormone progesterone và estrogen tăng lên làm đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới nướu. Vì vậy, nướu sẽ bị sưng lên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, làm tăng mảng bám.
Nguy cơ tiềm ẩn khi không lấy cao răng
Ðối với phụ nữ mang thai mà bị bệnh nha chu thì tăng nguy cơ sinh non và sinh con thiếu cân. Đó là vì khi vi khuẩn đường miệng đi vào đường máu, nó gây ra nhiễm trùng và làm gia tăng hàm lượng hoóc môn prostaglandin, chất lỏng sinh học tự nhiên có trong cơ thể phụ nữ mang thai. Vào cuối thai kỳ, hàm lượng prostaglandin có thể kích thích cơn chuyển dạ, dẫn đến sinh non.
Bên cạnh đó, một vài khảo sát cho thấy, những người có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, viêm vòm họng, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác.
>> Hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng
Lấy cao răng khi đang mang thai có lợi ích gì?
Cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng trên, vào đầu thai kỳ, bạn nên đến phòng khám để được các bác sĩ nha khoa khám răng, lấy cao răng triệt để. Cần phải nói cho bác sĩ biết về tình trạng răng của bạn và bác sĩ sẽ chỉ chụp X-quang chừng nào thấy thật cần thiết vì thai nhi trong 3 tháng đầu rất nhạy cảm với tia X.
Lấy cao răng không phải là tiểu phẫu như nhổ răng nên những vấn đề về gây tê, thuốc giảm đau bạn không cần phải lo lắng. Lấy cao răng bằng công nghệ sóng siêu âm hầu như không cần dùng đến thuốc gây tê hay các loại thuốc uống nào, trừ trường hợp đặc biệt. Việc lấy cao răng khi đang mang thai không những không có hại cho bé mà còn giúp các bà mẹ phòng ngừa được những nguy cơ tiềm ẩn về răng miệng.
Support Online: Nguyễn Văn Lai
Email: benhvienkim@gmail.com
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét