Nhiều bạn đang cảm thấy lo lắng vì tình trạng chảy máu chân răng mỗi lần đánh răng và có thể nướu cũng bị sưng đỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như việc vệ sinh răng miệng. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách điều trị và phòng ngừa nó.
Chảy máu chân răng khi đánh răng
Khi bị chảy máu chân răng chúng ta thường hay nghĩ đến một số nguyên nhân như: viêm lợi, sâu răng, thiếu canxi, thiếu vitamin… hoặc do đánh răng không đúng cách.
Do cách đánh răng không đúng: đây là nguyên nhân phổ biến nhất nên nếu tình trạng xảy ra thường xuyên thì các bạn phải tự kiểm tra lại cách đánh răng của mình xem đã đúng chưa. Cách làm đúng là dùng bàn chải đánh răng mềm, to vừa phải. Khi đánh răng phải nghiêng 1 góc 45 độ, chải vào phần tiếp xúc giữa răng và lợi, chải lên xuống một cách nhẹ nhàng (không chải ngang). Đánh răng ngay sau các bữa ăn, sau đó nên dùng thêm một số loại nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý 0,9%…
>> Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì
>> Chua hoi mieng triet de
Nếu không đỡ, bạn nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm như công thức máu, máu đông máu chảy và xét nghiệm chức năng gan
2. Bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…, đặc biệt là bệnh lý nha chu. Một trong những dấu hiệu quan trọng của bệnh viêm nha chu là chảy máu răng khi đụng phải. Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng.
3. Bệnh thuộc hệ thống tạo máu: bệnh ưa chảy máu do thiếu một số yếu tố tham gia vào quá trình đông máu, bệnh giảm tiểu cầu do bệnh sốt xuất huyết hoặc các nguyên nhân khác, thiếu can xi…
4. Một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.
5. Một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém….
Chảy máu chân răng khi đánh răng
Chải răng không đúng cách cũng là một nguyên nhân
Điều trị và phòng ngừa chảy máu chân răng:
Điều trị chảy máu chân răng phải dựa vào nguyên nhân của nó. Nhưng quan trong nhất là phải giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng, loại bỏ vi khuẩn. Sử dụng các bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Đồng thời bạn cần đi khám Bác sĩ răng hàm mặt để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.
Support Online: Nguyễn Văn Lai
Email: benhvienkim@gmail.com
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét