Chúng tôi đã từng chứng kiến bệnh nhân nuốt phải tăm khi vừa ngậm tăm vừa uống nước. Nghe chừng có vẻ hi hữu nhưng trường hợp như vậy không phải không xảy ra. Bệnh nhân đã được nhập viện cấp cứu vì những cơn đau bụng dữ dội.
>>Kĩ thuật trị răng móm hiện đại ra sao?
Thói quen xỉa răng sau khi ăn gần như là thói quen làm sạch răng miệng của hầu hết người Việt. Trên bàn ăn gia đình hay các quán ăn, nhà hàng đều có sẵn một hũ tăm để phục vụ nhu cầu này. Tuy nhiên, không phải ai cũng ngờ được những nguy cơ tiềm ẩn của hình thức vệ sinh này đối với sức khỏe.
Thủng ruột vì tăm.
Kết quả nội soi cho thấy, có một vật nhọn đã đâm và mắc vào hang vị dạ dày gây xung huyết và loét dạ dày, có rất nhiều vết xước trong đường thực quản. Với những trường hợp như trên, nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời thì hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở những tổn thương tại dạ dày và đại tràng mà có thể gây biến chứng viêm phúc mạc, nguy hiểm đến tính mạng.
Mang bệnh vì tăm
Theo nha sĩ, xỉa răng là thói quen xấu có hại cần loại bỏ ngay lập tức. Thói quen này làm tiêu xương vùng kẽ răng khiến khoảng cách răng bị rộng ra, gây mất thẩm mỹ. Thức ăn dễ bị nhét vào và vòng luẩn quẩn của quá trình này sẽ tiếp tục lặp lại: giắt thức ăn-> xỉa răng -> hở kẽ răng-> lại giắt thức ăn. Với răng có kẽ răng thưa còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như sâu răng, viêm quanh chân răng, hôi miệng, viêm nướu.
Chúng ta tuyệt đối không nên xem nhẹ các vấn đề răng miệng bởi sức khỏe của bộ nhai không những ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn là mối liên quan chặt chẽ đến nhiều bệnh khác như huyết áp, tim mạch.
Cách tốt nhất để làm sạch răng mỗi khi ăn xong là làm vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa.
Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất từ 2 – 3 lần, và sau bữa ăn từ 15- 20 phút để tránh môi trường mang tính axit nhiều do nước bọt tiết ra để tiêu hóa thức ăn sẽ ảnh hưởng tới lớp men khi đánh răng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét