Thực tế, sưng chân răng chỉ là biểu hiện bên ngoài khi thấy nướu bị sưng lên. Do đó, bệnh được gọi để khái quát triệu chứng sưng chân răng rõ ràng. Từ đó, bác sỹ sẽ có những khoanh vùng phạm vi căn nguyên gây sưng chân răng từ bên trong.
1. Khái quát về bệnh sưng chân răng
Từ đó, bệnh được xác định là liên quan đến các bệnh lý cụ thể hơn là viêm tủy, apxe tủy, viêm chóp, viêm xương ổ răng, viêm nướu,… Những bệnh lý viêm này đều làm cho chân răng bị sưng lên như biểu hiện bên ngoài.
2. Các triệu chứng sưng chân răng cụ thể
Sưng chân răng do các bệnh lý viêm viên quan đến tủy răng, chóp răng và xương ổ răng hay nướu đều trải qua các cấp từ nhẹ đến nặng bao gồm viêm cấp, viêm mạn. Do đó, các triệu chứng sưng chân răng thường bao gồm các biểu hiện của những bênh lý trên.
Viêm cấp gây ra những cơn đau dữ dội trong 1 thời điểm. Viêm mạn không gây ra mức độ đau dữ dội nhưng kéo dài và liên tục, lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Tuy nhiên dù viêm cấp hay viêm mạn thì để thành cơn, kèm theo buốt, nhức. Cảm giác đau cục bộ hoặc toan tỏa ra xung quanh. Khi mức độ đau càng lâu thì sự lan tỏa càng khiến cho bệnh nhân khó xác định chính xác được vị trí bị đau nhức và viêm.
Trị sưng chân răng cho bé
Cơn đau có thể phát một cách tự nhiên nhưng cũng có thể xuất hiện sau những kích thích trực tiếp như ăn nhai, dùng lực ấn vào hoặc các dụng cụ thử chuyên khoa. Cảm giác đau đôi khi tự hết nhưng sẽ lặp lại sau một khoảng thời gian, dài hay ngắn phụ thuộc vào từng mức độ. Chính sự gián đoạn này thường gây ra hiểu nhầm hoặc và chủ quan với bệnh, cho rằng bệnh không nghiêm trọng.
Về biểu hiện bên ngoài, bạn gần như chỉ thấy các triệu chứng sưng chân răng bao gồm sưng nướu ở vị trí chân răng, nướu đỏ, mọng và nặng hơn là bị chảy mủ, đôi khi lẫn cả máu.
3. Hỗ trợ điều trị các triệu chứng sưng chân răng
Khi gặp phải các triệu chứng sưng chân răng kèm theo đau thì nên áp dụng cách giảm đau tức thời bằng thuốc, nhưng cần theo chỉ định của bác sỹ. Không nên tự ý dùng thuốc để tránh dùng không đúng thuốc với các tác dụng phụ không mong muốn.
Sau đó cần đến bác sỹ để được thăm khám và hỗ trợ điều trị răng sâu. Bệnh này gần như không thể tự chữa được tại nhà và nếu không có bác sỹ giỏi.
Hàn răng sữa cho trẻ
Trong các tình huống cụ thể, bác sỹ sẽ chỉ định theo dõi trong một khoảng thời gian cụ thể, rồi cố gắng khắc phục hết các triệu chứng viêm và loại bỏ nó bằng các biện pháp chuyên khoa. Chẳng hạn như lấy tủy khi viêm tủy, loại bỏ các ổ viêm, làm sạch mùn ngà răng bị hỏng và phục hồi nếu có thể. Trong trường hợp không thể duy trì thì bác sỹ sẽ phải chỉ định nhổ răng để không lan rộng và ảnh hưởng đến các răng kế cận cũng như là nướu và xương quanh răng.
Tại Nha khoa KIM, các biện pháp hỗ trợ điều trị đều được cân nhắc cẩn thận và tiến hành theo quy trình bài bản, với phương châm bảo tồn răng thật tối đa và loại bỏ triệu chứng viêm. Bác sỹ phụ trách hỗ trợ điều trị bệnh lý răng tại KIM đã có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo chính quy và tay nghề giỏi với những phán đoán bệnh chính xác sẽ đảm bảo hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
4. Cách phòng ngừa hiệu quả các triệu chứng sưng chân răng
Sưng chân răng thực chất chính là hiện tượng phì đại, sưng nề nha chu, do tình trạng viêm nhiễm gây ra. Căn nguyên của hiện tượng viêm lại bắt nguồn từ vi khuẩn và cao răng đồng thời nướu không được chăm sóc tốt. Bởi vậy, không có cách phòng ngừa các triệu chứng sưng chân răng nào tốt hơn là chăm sóc nướu và lấy cao răng. Bởi vì:
– Lấy cao răng định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/ 1 lần giúp loại bỏ kịp thời ổ vi khuẩn có hại cho răng và nướu, ngăn ngừa ngay từ đầu những nguy cơ có thể làm phát sinh tình trạng viêm răng, viêm nướu, không cho vi khuẩn xâm nhập sâu phá hủy xương ổ răng gây ra tiêu xương tụt nướu, chảy máu và sưng chân răng.
– Chăm sóc nha chu song song với việc lấy cao răng định kỳ chính là cách để tăng cường độ săn chắc cho mô răng, mô nướu, củng cố sự dẻo dai của dây chằng nha chu, giúp bám giữ răng tốt hơn, không bị phì đại sưng nề.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét