Trả lời:
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau:
Kim cương muốn đính được lên răng cần phải qua quá trình xử lý mặt đế. Quy trình này cần đảm bảo cho viên kim cương đạt đến kích cỡ như mong muốn, thường sẽ có độ dày rất nhỏ, đế kim cương được mài bằng và tráng bạc theo đúng kỹ thuật sao cho khi tạo liên kết với răng có thể bám dính được tốt.
>>> Đính đá vào răng có hại không
Với quá trình xử lý này, kim cương sẽ bám chặt trên răng, không cộm và không gây vướng víu khi ăn nhai. Đặc biệt, khi đính kim cương với kỹ thuật E.Las, tất cả các tiêu chí bền chắc, thẩm mỹ, kim cương có ánh sáng đẹp mà không phải tạo xoang, đục lỗ trên răng.
Đây là bước tiến vượt bậc của kỹ thuật E.Las được phát triển và ứng dụng tại Nha khoa KIM, dưới bàn tay tài hoa và nhiều kinh nghiệm của bác sỹ chuyên sâu thẩm mỹ răng, kim cương sẽ được gán đảm bảo bền – đẹp cho khách hàng thời gian dài.
>>> Đính đá vào răng giá bao nhiêu tiền
Do không phải đục lỗ trên răng nên khi gắn đá, bạn sẽ không thấy đau đớn như vẫn nghĩ nhé. Đó là tình trạng thường gặp trước đây, khi kỹ thuật gắn đá còn nhiều hạn chế và chưa được cải tiến. Để có thể gắn được đá thật trên răng, ít nhiều phải tạo xoang trên mặt răng. Do đó mà người gắn kim cương có thể thấy đau. Nhưng nay, kỹ thuật gắn kim cương E.Las ra đời đã khắc phục được hạn chế này. Kim cương vẫn được gắn lên răng mà không phải tạo xoang, đục lỗ và xâm lấn răng.
Kim cương trước khi gắn lên răng luôn được xử lý ký thuật, bao gồm xử lý mặt đế và làm bóng mặt đá (nếu mặt đá không còn bóng đẹp). Trong đó, xử lý mặt đế là quan trọng để đảm bảo thỏa mãn cho viên đá có thể gắn lên răng dễ dàng. Trước tiên, đó là kỹ thuật mài bằng mặt đế. Kim cương muốn gắn lên răng phải được làm bằng mặt tiếp xúc với răng, không để nguyên kim cương nhọn như bạn nghĩ nhé. Đế kim cương nhọn thì không thể gắn vào răng được ngay cả khi phải đục lỗ trên răng. Cũng chỉ khi mặt đế kim cương bằng thì thao tác tráng bạc mới thực hiện được. Đây là kỹ thuật giúp cho viên kim cương có thể “lấp lánh” được trên răng. Kim cương không qua tráng bạc sẽ không thể “phát sáng” được.
Trước đây, kỹ thuật gắn đá chủ yếu là phải tao xoang (lỗ) trên răng, đặc biệt là với gắn kim cương thì ngay cả khi đế kim cương đã được làm bằng vẫn phải đục lỗ. Điều này khiến cho nhiều người gắn kim cương lo ngại về sự xâm lấn và sợ đau răng. Hiện nay, một số phòng nha vẫn còn sử dụng kỹ thuật này. Tuy nhiên, tại Nha khoa KIM, kỹ thuật gắn kim cương lên răng đã được cải tiến với ưu điểm nổi bật là không cần tạo lỗ trên răng mà kim cương vẫn bám chắc lâu dài và có ánh sáng đẹp. Đó là kết quả của sự đầu tư vào kỹ thuật xử lý mặt đế đá với thợ chế tác lành nghề và có bác sỹ gắn đá nhiều năm kinh nghiệm, thêm chất liệu trám vô cùng bền vững, không phân rã trước tác động của môi trường đặc trưng của khoang miệng.
Support Online: Nguyễn Văn Lai
Email: benhvienkim@gmail.com
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét