Răng nhiễm tetracycline có tẩy trắng được không là câu hỏi của nhiều người mong muốn biết, răng bị nhiễm tetracyline không chỉ làm mất tự tin trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn nhai.
1. Có những cách nào tẩy trắng răng bị nhiễm Tetracyline?
Răng bị nhiễm tetracycline có thể do sử dụng trực tiếp kháng sinh hoặc do di truyền. Nếu người mẹ uống các thuốc này khi đang mang thai hoặc trẻ uống các thuốc này trước 7-8 tuổi thì có thể làm răng đổi màu. Mức độ sậm màu răng tùy thuộc vào thời điểm, thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh. Sự thay đổi màu này có thể xảy ra trên toàn bộ răng hay chỉ ở một vùng nào đó, làm răng có những dải màu khác nhau.
Tẩy trắng răng bị nhiễm Tetracyline không thể thực hiện bằng phương pháp thông thường
Việt Nam là nước có tỉ lệ răng bị nhiễm tetracycline cao khi trong thời kỳ chiến tranh hoặc bao cấp, để điều trị bệnh đôi khi không có nhiều chọn lựa chủng loại kháng sinh cho bệnh nhân mà phải dùng tetracycline gây nên tình trạng răng bị xỉn màu, gây mất thẩm mỹ.
Để tẩy trắng răng bị nhiễm Tetracyline, chúng ta có thể tẩy trắng hoặc ứng dụng biện pháp phục hình răng sứ để thẩm mỹ lại màu sắc cho răng.
>>
Miếng dán trắng răng giá rẻ- Tẩy trắng răng: Nếu răng bị sậm màu nhẹ, bạn có thể áp dụng phương pháp tẩy trắng răng với tỉ lệ thành công trong 95% các trường hợp.
- Chụp răng sứ: Đây không phải là biện pháp tẩy trắng răng bị nhiễm Tetracyline nhưng lại có thể sử dụng để che đi những chiếc răng xỉn màu bằng các mão răng sứ hoặc mặt răng sứ trắng đẹp hơn.
2. Cụ thể các cách tẩy trắng răng bị nhiễm Tetracyline
- Đối với răng nhiễm màu nhẹ:
Nếu răng bị nhiễm màu nhẹ thì có thể tẩy trắng bằng công nghệ Laser Whitening. Công nghệ sử dụng laser er nha khoa thế hệ mới để hoạt hóa thuốc tẩy trắng, giúp gia tăng tính văng tẩy vượt trội hơn cho thuốc tẩy. Đồng thời thuốc sẽ đi sâu vào men răng để làm trắng sâu từ trong ra ngoài.
So với tẩy trắng răng bình thường, có thể hiệu quả tẩy trắng răng bị nhiễm Tetracyline không bằng nhưng vẫn làm răng sáng lên hơn hẳn so với màu răng cũ. Đó là hiệu quả mà không phải cách tẩy trắng nào cũng tạo ra được.
Xem thêm:Công nghệ tẩy trắng răng Laser Whitening
- Đối với răng nhiễm màu nặng:
Trường hợp màu răng quá sậm, có các sọc màu hay vết lốm đốm do nhiễm thuốc kháng sinh tetracycline, việc tẩy trắng thông thường sẽ không mang lại hiệu quả. Lúc này, dưới sự hỗ trợ của nha sĩ, bạn có thể dùng phương pháp bọc răng sứ. Bạn sẽ chọn được màu răng trắng như ý muốn. Các vết lỗ chỗ, khiếm khuyết trên bề mặt răng cũng được che lại bằng răng sứ.
Tốt nhất bạn nên dùng răng sứ không kim loại để có hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Vì nếu dùng răng sứ kim loại, khung sườn bên trong có màu kim loại sẽ làm giảm độ tự nhiên cho răng sứ sau phục hình. Hơn nữa, do kim loại biến đổi trong môi trường miệng, răng sứ kim loại thường bị đổi màu theo thời gian, để lại ánh xám nơi cổ răng. Bên cạnh đó, một số kim loại có thể gây dị ứng.
Vì đây là tình trạng răng miệng không nhẹ, vì vậy cần cân nhắc khi thực hiện, điều quan trọng nhất chính là chọn địa chỉ nha khoa uy tín để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét