Cấy ghép Implant hiện nay là giải pháp sáng giá cho trường hợp mất răng, tỉ lệ thành công khá cao, mang lại hiệu quả cao, bền bỉ với thời gian. Tuy nhiên dù tốt đến đâu cũng có những hạn chế hay phát sinh những vấn đề như viêm nhiễm. Nguyên nhân của tình trạng viêm quanh implant có thể do 1 hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân gây nên.
– Vi khuẩn trong mảng bám: Khâu vệ sinh răng miệng rất quan trọng, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang điều trị cấy ghép implant. Vi khuẩn trong mảng bám, vôi răng là những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm quanh implant. KHi vôi răng tích tụ và bám vào implant thì khi đó, cấy ghép implant chắc chắn sẽ thất bại
– Phục hình sai kỹ thuật, hoặc trong quá trình phục hình gắn mão răng, phần keo nha khoa, thuốc găn răng dư thừa ra không được làm sạch cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm quanh implant
– Cấy ghép implant sai kỹ thuật, đặt implant sai vị trí dẫn đến sai phương chịu lực, quá tải lực nhai gây mất cân bằng cơ sinh học từ đó gây nên hiện tượng tiêu xương quanh implant
– Thiếu mô nướu bao quanh implant sau khi cấy ghép
– Khớp nối giữa trụ implant và răng sứ không chặt, lỏng lẻo cũng là nguyên nhân gây rắc rối sau khi cấy ghép implant.
- Biểu hiện dễ dàng nhân biết của tình trạng này là: miêm mạc xung quanh Implant sưng tấy, có hiện tượng chảy máu khi ấn vào nặng hơn có thể có dịch tiết ra xung quanh…
Điều trị viêm quanh implant như thế nào?
- Nguyên tắc điều trị đầu tiên, quan trọng nhất là ngăn chặn các tác nhân gây viêm và loại bỏ ổ viêm, sau đó giảm dần độ sâu túi quanh và cuối cùng cấy ghép xương nếu tiêu xương quá nhiều.
– Tùy theo tình trạng tiêu xương hàm mà có thể xử lý khác nhau, nếu tiêu xương ít thì có thể điều trị đơn giản bằng lấy cao răng, làm sạch abutment, chỉnh sửa lại cấu trúc phục hình và hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng miệng đúng cách
– Nếu tiêu xương chưa quá ½ chiều dài của Implant thì cần điều trị phẫu thuật lấy bỏ tổ chức viêm xung quanh Implant, làm sạch bề mặt Implant và có thể tiến hành ghép xương để tái tạo tổ chức xương đã mất. Sau khi bề mặt Implant được làm sạch có thể tiến hành ghép xương nhằm khôi phục khối lượng xương đã mất. Nếu không ghép xương thì làm nhẵn bề mặt nhám của Implant đã bị bộc lộ nhằm giảm sự tích tụ mảng bám lên bề mặt Implant. Tuy nhiên đa phần tỷ lệ thành công khá thấp.
- Nếu xương bị mất quá ½ chiều dài của Implant thì nên tháo implant và tiến hành cấy ghép xương, tái tạo lại xương hàm và tiến hành đặt lại trụ implant mới.
Bệnh nhân thực hiện điều trị viêm quanh implant tại trung tâm trong trường hợp tiêu xương quá nhiều cần cấy implant mới sẽ được hỗ trợ cấy ghép xương miễn phí. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trung tâm nha khoa để được khám và tư vấn miễn phí.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét