Nếu cấy Implant cho trẻ ở giai đoạn quá sớm có thể khiến răng bị xô lệch. Ở giai đoạn này, rất khó để chuẩn đoán chính xác độ lớn của khung xương và răng của trẻ trong giai đoạn trưởng thành. Trẻ em xương và các bộ phận khác chưa phát triển toàn diện, khung xương hàm thường chưa ổn định, thể tích xương chưa đầy đủ, nền xương yếu.
Vậy bao nhiêu tuổi trẻ có thể bắt đầu cấy ghép Implant? Theo như nhận định của các nha sĩ, trẻ em từ 16 tuổi trở lên có thể cấy Implant răng cửa. Bắt đầu từ 18 tuổi có thể cấy Implant răng hàm. Còn những trường hợp dưới 16 tuổi tốt nhất nên tạm hoãn chỉ định cấy Implant, chờ xương hàm phát triển hoàn thiện.
Cho dù mất răng ở lứa tuổi nào thì cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Đặc biệt, đối với trẻ em mất răng còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó phải sớm phục hình răng mất cho trẻ.
Nếu như xương hàm của trẻ đủ tiêu chuẩn để cấy răng Implant thì tốt nhất nên cho trẻ phục hình bằng cấy răng Implant. Trường hợp xương hàm của trẻ chưa phát triển toàn diện, chưa đủ tiêu chuẩn thể tích cũng như độ cứng để cấy Implant, có thể phục hình tạm thời bằng răng giả truyền thống.
Răng giả truyền thống chỉ là phục hình tạm thời để trẻ không bị mặc cảm về ngoại hình. Đến khi nào xương hàm phát triển ổn định, đủ tiêu chuẩn tốt hơn hết vẫn nên phục hình lại bằng trồng răng Implant. Bởi chỉ có Implant mới cho phép phục hình răng mất tự nhiên như răng thật, mang tính thẩm mỹ cao, ăn nhai tốt, khắc phục tình trạng tiêu xương.
Mất răng càng lâu thì tình trạng tiêu xương càng nặng. Tình trạng tiêu xương càng nặng thì cấy răng Implant càng khó, thời gian phục hồi càng kéo dài. Vì vậy khi xương hàm vừa đủ điều kiện, phụ huynh nên cho trẻ cấy Implant ngay.
Đó là những nhận định cơ bản, tùy tình trạng răng và xương hàm của mỗi trẻ sẽ có những chỉ định riêng, vì vậy khi mất răng cần cho trẻ đến trực tiếp đến nha khoa để được các bác sĩ khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét