Theo lịch sử ghi chép lại, implant được thực hiện lần đầu tại Thụy Điển vào năm 1965 và cho đến nay chiếc răng cấy ghép đầu tiên này vẫn còn tồn tại và ăn nhai tốt. Kỹ thuật cấy ghép răng đã có hơn 40 năm trước và cho đến nay vẫn được các nhà khoa học nghiên cứu thêm nên tỷ lệ thành công của các ca cấy ghép rất cao, tuy không thật sự 100% nhưng tỷ lệ thành công của cấy ghép implant đã được chứng minh trên 90% nếu bạn tuân thủ theo những chỉ định trong cấy ghép cũng như việc giữ vệ sinh răng miệng.
Kỹ thuật tay nghề của bác sĩ thực hiện:
Đây được xem là một yếu tố quan trọng nhất để quyết định sự thành công trong quá trình cấy ghép implant, một bác sĩ có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều trong cấy ghép, am hiểu sâu về kiến thức chuyên môn cũng như cấu trúc của xương hàm sẽ có những sự tư vấn cũng như đưa ra cách điều trị chính xác cho từng bệnh nhân khác nhau.
Chất lượng xương hàm của bệnh nhân
Để đảm bảo tỷ lệ thành công cao cho một ca cấy ghép implant thì vấn đề chất lượng xương hàm nơi cấy ghép của bệnh nhân là một yếu tố tác động quan trọng không kém. Xương hàm vùng mất răng cần phục hình yêu cầu phải đầy đặn, chắc khỏe, đủ yêu cầu để có đủ khả năng giữ trụ implant này được cố định vững chắc. Đạt yêu cầu này thì khả năng cấy ghép thành công implant là rất cao.
Với những bệnh nhân bị mất răng lâu ngày bị tiêu xương nhiều thì vẫn có thể cấy ghép implant bằng cách phẫu thuật ghép xương, nâng xoang…Với những bệnh nhân lớn tuổi nhưng vẫn giữ được xương hàm khỏe mạnh thì hoàn toàn có thể đạt được thành công trong cấy ghép implant không khác gì những bệnh nhân trẻ tuổi.
Tình trạng sức khỏe cơ thể bệnh nhân
Cấy ghép implant đòi hỏi khá gắt gao về sức khoẻ của bệnh nhân thực hiện. Có nghĩa là bạn cần đảm bảo sức khỏe tổng quát tốt, không mắc các bệnh lý răng miệng, trên 18 tuổi…Nếu đang mắc các bệnh lý răng thì cần được điều trị triệt để trước khi cắm ghép, hay bạn cần kiểm soát tốt bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp, tiểu đường…) của mình.
Vì vậy, để việc cấy ghép implant thành công cao nhất, bệnh nhân nên nói rõ tình trạng bệnh lý mà mình đang mắc phải, để bác sĩ có những tư vấn và hướng điều trị thích hợp nhất.
Nếu cấy ghép implant thất bại thì thông thường do các nguyên nhân sau:
- Do xương hàm không có đủ thể tích hay độ dài để có thể đặt được 1implant có đủ chiều dài và độ lớn như cần thiết (do răng mất quá lâu).
- Do implant khi cấy ghép bị lệch trục nên không chịu được lực khi làm chiếc răng giả. Hoặc việc thực hiện răng giả trên implant sai kỹ thuật dẫn đến một hậu quả implant bị quá tải và lung lay.
- Do việc giữ gìn vệ sinh răng miệng kém cho nên khi đó mảng bám, vi khuẩn sẽ tích tụ ở kẽ nướu quanh implant gây ra viêm nướu, tiêu xương.
Lúc này thì răng implant sẽ bị đào thải hoặc bắt buộc phải lấy ra, sau đó bệnh nhân phải cấy lại chiếc răng implant khác ngay hoặc phải đợi vài tháng sau mới có thể phục hồi lại.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét