Hiện nay còn nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng răng sữa bị sâu không có gì quan trọng. Khi trẻ trưởng thành răng sữa được thay thế hoàn toàn bằng những chiếc răng mới nên hầu như không để tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho con.
Thực tế răng sữa nắm giữ nhiều chức năng quan trọng:
– Tiêu hóa : bộ răng sữa giữ một chức năng rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai, nghiền nát .
– Giữ chỗ cho răng vĩnh viễn: chức năng thứ hai được biết đến của răng sữa là giữ khoảng (giữ chỗ) trên cung hàm cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Đồng thời các răng sữa này cũng sẽ hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng hướng trong thời kì thay răng.
– Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm : nhờ có các răng sữa, bé có thể cắn xé và nhai nghiền thức ăn – chính những động tác này góp phần vào việc làm cho xương hàm và xương mặt phát triển.
– Phát âm : nếu như có sự mất sớm các răng sữa phía trước ( răng của sữa và răng nanh sữa ), có thể ảnh hưởng và gây khó khăn cho sự phát âm trong khi trẻ nói chuyện và học ngoại ngữ . Thí dụ : khó phát các âm như “ph” , “v”, “s”, “f”, ” z”, “th” trong lúc học tiếng Anh
– Thẩm mỹ : hệ răng sữa còn giữ chức năng thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ . Khi trẻ tự nhận ra bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ không mở miệng đủ to khi nói chuyện, làm cho sự phát âm của trẻ bị ảnh hưởng
Mặc dù răng sữa có những công dụng lớn lao như vậy, tuy nhiên răng sữa lại rất dễ bị sâu và sự tiến triển sâu răng trên răng sữa diễn ra rất nhanh, do vậy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chăm sóc răng cho trẻ.
Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn
Nếu răng sữa khi đến tuổi thay mà vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 – 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.
Để biết chắc chắn hàm răng của trẻ có khỏe mạnh không, các bậc cha mẹ tốt nhất nên đưa con đi khám răng 6 tháng một lần. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia một cách nhanh nhất và chính xác nhất về tình trạng răng miệng của con bạn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét